Phỏng vấn PGS.TS Lê Quang Hoành, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Thái Bình [ Hoàng Thanh (Infonet.vn, ngày 01-12-2015).]

Nước ta còn khó, thu nhập của đại bộ phận người dân chưa cao.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép cho các trường Thưa ông, vừa qua dư luận trong nước đang xôn xao về chuyện Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành Y, Dược. Xin ông cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề này?

Thời gian tới, chúng ta hội nhập TPP, cùng với việc thành lập khối cộng đồng các nước ASEAN, do đó, mọi hoạt động hội nhập về kinh tế, xã hội, an ninh của nước ta được mở rộng, bao gồm cả nguồn lực lao động, trong đó có cả nhân lực y tế. Hiện nay chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện cho các trường công lập và ngoài công lập được đào tạo đa ngành, đa cấp. Theo cá nhân tôi, trường kinh tế có thể đào tạo ngành Y, Dược, nếu trường đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện đào tạo của ngành Y, Dược.

Chúng ta đều biết, nhân lực y tế là lĩnh vực đào tạo đặc biệt, vì đối tượng phục vụ trực tiếp của bác sĩ khi ra trường là con người. Nếu sinh viên ra trường với chất lượng kém, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người, hậu quả để lại rất nghiêm trọng cho gia đình người bệnh và xã hội.

Việc Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở đào tạo ngành Y cần phải đảm bảo đầy đủ và có chất lượng các điều kiện trên thực tế về đội ngũ giảng dạy lý thuyết, đặc biệt là giảng viên giảng dạy thực hành, các cơ sở thực hành cho sinh viên ở trong và ngoài trường đến thực tập theo quy định, cùng với chương trình giảng dạy cho ngành Y, Dược của Nhà nước.

Trong 6 năm học tập của sinh viên ngành Y, việc giảng dạy lý thuyết và thực hành tại trường có thể đáp ứng yêu cầu một cách thuận lợi. Song việc tổ chức cho sinh viên thực hành tại các cơ sở thực hành của trường lại là các bệnh viện khám chữa bệnh cho người dân của ngành y tế tại trung ương và các địa phương. Trước kia, trong thời kỳ bao cấp, các trường đào tạo nhân lực y tế và các bệnh viện đều thuộc ngành y tế. Trong chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện có công tác đào tạo nhân lực y tế do các trường y đảm nhiệm. Máy móc, vật tư,… của bệnh viện được sử dụng cho sinh viên thực hành phục vụ bệnh nhân, trường không phải đóng góp kinh tế cho việc thực tập của sinh viên. Vì vậy, việc thực tập của sinh viên có nhiều thuận lợi. Nay chuyển sang cơ chế thị trường, các trường công lập trong ngành Y và việc thực hành của sinh viên tại bệnh viện gặp nhiều khó khăn về chi phí đào tạo cho sinh viên tại bệnh viện. Các trường ngoài công lập chắc sẽ khó khăn hơn nhiều, vì phải thanh quyết toán tất cả mọi chi phí cho việc thực hành của sinh viên.

Được biết, trong báo cáo trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ giảng dạy ngành Y, Dược của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chủ yếu là các giảng viên đã về hưu. Ông có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Để có học trò giỏi thì trước hết thầy phải giỏi. Phải thừa nhận, đội ngũ giảng viên về hưu tham gia giảng dạy thì rất tốt, vì họ có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành Y, thực hành trên người bệnh mới là quan trọng nhất. Vì thế, đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy thực hành cần được quan tâm để cùng với các giảng viên kiêm nhiệm tại bệnh viện hướng thực hành cho sinh viên. Song hiện nay, các giảng viên kiêm nhiệm tại các bệnh viện thực hiện nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho bệnh nhân luôn quá tải, nên thời gian dành cho việc hướng dẫn sinh viên cũng hạn chế. Do đó, sinh viên đến thực tập phải chủ động nhiều hơn trong học tập tại bệnh viện, không ỷ lại vào việc hướng dẫn của giảng viên.

Lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết sẽ lấy điểm đầu vào từ 20 trở lên. Liệu đầu vào quá thấp có phải là vấn đề đáng lo ngại về năng lực của một bộ phận bác sĩ trong tương lai không, thưa ông?

Nhiều năm qua, ngành Y đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, trường trọng điểm quốc gia, luôn có điểm đầu vào rất cao, từ trên 27 điểm trở lên. Trường Đại học Y – Dược Thái Bình và Y – Dược Hải Phòng lấy điểm đầu vào từ 25 trở lên. Vì vậy, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dự kiến lấy điềm đầu vào là 20 điểm là quá thấp, có thể ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình đào tạo của trường. Điểm đầu vào của trường nên bằng điểm đầu vào của Trường Đại học Y – Dược Thái Bình và Hải Phòng. Đó là những trường vùng, tương đương với địa điểm của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tại Bắc Ninh.

Được biết, học phí ngành Y của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khoảng 50 triệu VNĐ/năm. Liệu có quá cao không, thưa ông?

Đằng sau việc đào tạo trình độ đại học bao giờ cũng là một bài toán về kinh tế, đặc biệt là đào tạo sinh viên để trở thành bác sĩ đa khoa có chất lượng thì rất tốn kém. Học phí phải tính đúng, tính đủ mọi chi phí cho việc học tập có chất lượng của sinh viên tùy theo nội dung của mỗi năm học. Tôi cho rằng, với mức đề xuất của trường là 50 triệu đồng/năm là không cao, vì không được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Nếu trường đầu tư đào tạo bác sĩ đa khoa theo hướng phi lợi nhuận thì rất tốt, vì kinh tế của nngoài công lập được đào tạo Y?

Theo tôi được biết, cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới cấp phép cho một số trường đại học ngoài công lập đào tạo ngành Y, Dược. Số lượng không nhiều, chỉ tiêu tuyển sinh cũng chưa lớn, nên chưa có cơ sở để trả lời câu hỏi đã nêu. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng đào tạo đầu ra, Liên bộ Giáo dục và Đào tạo và Y tế cần thẩm định đầy đủ các điều kiện để mở ngành Y, Dược có chất lượng, đồng thời thường xuyên kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất trong suốt quá trình 6 năm đào tạo sinh viên ở trường. Ngoài ra, tôi đề nghị cần nghiên cứu các tiêu chí để đánh giá về mặt đạo đức của các thí sinh trước khi vào học ngành Y, không chỉ căn cứ vào điểm số về văn hóa.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!